topbar
Cách phân biệt MCCB, MCB, CB, RCBO, RCCB và ELCB

Cách phân biệt MCCB, MCB, CB, RCBO, RCCB và ELCB

10/06/2023

Nếu là dân trong nghề nghiệp công nghiệp, chắc chắn nhiều người không còn xa lạ với MCCB. Bên cạnh đó là những khái niệm liên quan như MCB, CB, RCBO, RCCB, ELCB. Vậy MCCB là gì?

MCCB là gì?

MCCB được viết tắt theo cụm từ tiếng Anh Moulded Case Circuit Breaker có nghĩa là Aptomat. Đây là thiết bị có tác dụng đóng ngắt điện giúp hạn chế tình trạng giảm áp đột ngột, ngăn chặn sự cố do quá tải điện,..

MCCB được viết tắt theo cụm từ tiếng Anh Moulded Case Circuit Breaker có nghĩa là Aptomat (MCB là gì)

Trong tiếng Anh người ta còn gọi thiết bị đóng ngắt bằng từ MCB. Như vậy cả MCCB và MCB đều là tên gọi chung của Aptomat. Vậy câu hỏi MCCB là gì và MCB là gì đều có câu trả lời chung là Aptomat.

Tuy nhiên MCCB là loại Aptomat khối dùng để đóng ngắt những mạch điện cực lớn lên tới 80kA. Trong khi đó MCB lại là Aptomat tép dùng để đóng ngắt dòng điện quá tải thấp từ 100A đến 10kA.

Cấu tạo của MCCB

Mỗi chiếc MCCB hay MCB thường được cấu tạo từ khá nhiều các chi tiết nhỏ. Với dòng Aptomat tép MCB có sẽ ghét nối từ rất phần tử nhỏ. Ví dụ như lò xo, hệ thống tiếp điểm, dây cáp,..

Sơ đồ cấu tạo của MCCB 

Còn đối với dòng Aptomat khối MCCB lại có cấu tạo tinh vi và phức tạp hơn nhiều. Đó có thể là hệ thống tiếp điểm phụ, tiếp điểm chính và không thể thiếu là tiếp điểm hồ quang. Có như vậy Aptomat mới làm tốt nhiệm vụ đóng ngắt mạch điện khi xảy tình trạng quá tải hay sụt áp đột ngột.

Một số thông số kỹ thuật quan trọng của mỗi chiếc MCCB

Muốn lựa chọn được loại Aptomat phù hợp, bạn cần hiểu rõ những thông số quan của thiết bị. Đồng thời tính toán kỹ phần công suất, khả năng tải của hệ thống điện. Dưới đây là một vài thông số kỹ thuật quan trọng của mỗi chiếc Aptomat MCCB.

  • Ue đại diện cho hiệu điện thế hoạt động định mức
  • Ui đại diện cho hiệu điện thế cách định mức
  • Uimp đại diện cho hiệu điện thế xung định mức
  • Isc đại diện cho cường độ dòng điện cắt tải thực tế
  • Icu cho biết khả năng chịu đựng của hệ thống tiếp điểm khi xảy ra sự cố ngắt mạch
  • Icw cho biết khả năng chống chịu dòng ngắt mạch của hệ thống tiếp điểm trong khoảng thời gian 1 hoặc 3 giây.

Mặc dù có khá nhiều thông số nhưng trong thực tế sử dụng, bạn chỉ cần quan tâm đến hiệu điện thế và cường độ dòng điện định mức. Bên cạnh đó là công suất phụ tải của thiết bị ở mức bao nhiêu.

Nguyên lý hoạt động của MCCB

Khi bạn đóng mạch điện thì hệ thống các tiếp điểm hồ quang cần phải đóng trước đó. Tiếp theo, tiếp điểm phụ mới đóng lại. Hệ thống tiếp điểm chính sẽ đóng lại ở thứ tự sau cùng. Trình tự đóng ngắt lần lượt như vậy giúp cho phần tiếp điểm chính được bảo vệ tốt khi thực hiện chu trình đóng ngắt.

Sở dĩ như vậy là bởi khi bạn thực hiện đóng cắt phụ tải có công suất cực lớn như hệ thống máy cắt sẽ dẫn đến sự thay đổi đột ngột. Sự thay đổi tại các cực của Aptomat dẫn đến sự sản sinh của hồ quang. Từ đó làm mài mòn, tạo sỉ ở những điểm cực. Trong trường hợp này tiếp điểm hồ quang đóng vai trò phát động, tạo mồi.

Ngược lại với hoàn toàn với quá trình ngắt thì thứ tự nhả của các tiếp điểm lại bắt đầu từ tiếp điểm chính. Theo đó tiếp điểm chính sẽ nhả ra đầu tiên, tiếp theo là đến tiếp điểm phụ. Cuối cùng mới đến tiếp điểm hồ quang. Một số loại Aptomat thường có thêm tiếp điểm phụ để ngăn dòng hồ quang ảnh hưởng đến tiếp điểm chính.

Tóm lại toàn quá trình đóng ngắt của Aptomat sẽ được biểu thị bằng hình minh họa sau:

Sơ đồ hoạt động của MCCB 

Ở điều bình thường khi bắt đầu đóng điện, MCCB vẫn giữ ở trạng thái đóng. Đó là nhờ vào móc ở vị trí số 2 và số 3 cùng nằm trên tiếp điểm cộng Khi MCCB ở trạng thái mở, cường độ dòng điện định mức ở nam châm số 5 có phản ứng nhưng không hút phần ứng số 4.

Trường hợp mạch quá tải hoặc mạch bị ngắt, nam châm điện số 5 sẽ hút phần ứng số 4. Đồng thời làm bật nhả móc số 3 kéo theo móc số 5 sẽ được thả tự do và lò xo số 4 dần rơi vào trạng thái thả lỏng. Và kết quả cuối cùng là hệ thống tiếp điểm của MCCB dần mở ra và làm cho mạch điện bị ngắt theo.

Phân biệt MCCB và CB, RCBO, RCCB và ELCB

Thực ra MCCB, CB, RCBO, RCCB hay ELCB thì cũng đều có thể gọi là Aptomat. Tuy nhiên, cấu tạo chức năng có đôi chút khác biệt so với MCCB.

CB là gì?

CB là từ viết tắt của Circuit Breaker hay còn được biết với cái tên quen thuộc là cầu dao dùng để đóng ngắt mạch điện. CB cũng có thể đảm bảo các chức năng giống với MCCB. Bao gồm bảo vệ mạch điện khỏi tình trạng tăng giảm áp đột ngột.

Cấu tạo của CB gồm có 4 bộ phận chính:

  • Hệ thống tiếp điểm
  • Móc bảo vệ
  • Dập hồ quang
  • Bộ phận truyền động cắt CB

RCBO là gì?

RCBO là một loại cầu dao chống rò thuộc vào loại tốt nhất hiện nay

Đây là một loại cầu dao chống rò thuộc vào loại tốt nhất hiện nay. Kích thước của RCBO vào khoảng cỡ MCB 2P và có trang bị thêm chống dò. Nhiệm vụ chính của RCBO là phát hiện xem mạch điện có đang bị dò dòng hay không. Khi nhận thấy dòng điện đang bị dò dòng, RCBO lập tức ngắt dòng điện để bảo vệ các thiết bị đang hoạt động trong hệ thống.

RCCB là gì?

RCCB (Residual Current Circuit Breaker) cũng là một loại Aptomat được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Chức năng chính của RCCB là giúp các thiết bị điện gia dụng như máy giặt, tủ lạnh, bình nóng lạnh,.. Không bị rò rỉ điện ra phần vỏ ngoài.

Nguyên lý hoạt động của RCCB cũng khá đơn giản. Theo đó khi cực L và L có sự chênh lệch, tự khắc thiết bị đang sử dụng điện lập tức bị ngắt ra khỏi nguồn điện. Tuy nhiên, RCCB lại không có chức năng bảo vệ tải giống như MCCB. Vậy nên, người dùng cũng nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng RCCB.

ELCB là gì?

ELCB được viết tắt theo cụm từ Earth Leakage Circuit Breaker. Ngoài ra ELCB còn có nhiều tên khác như rơ le bảo vệ chạm đất hay cầu dao chống rò. Khi nhận thấy có sự chênh lệch bất thường của dòng điện, ELCB sẽ ngắt nguồn tiêu thụ. Nhằm bảo vệ cho các thiết bị điện đang hoạt động.

 

ELCB là loại cầu dao chống rò có tính an toàn cao cho mạch điện 

Nếu so sánh với CB thì ELCB có tính an toàn hơn. Bởi ELCB có khả năng phát hiện rò rỉ điện thay vì đóng chỉ đóng ngắt đơn thuần như CB. Vậy nên trong mỗi chiếc bình nóng lạnh, người ta thường lắp đặt thêm ELCB để phát rò rỉ điện. Đồng thời đóng ngắt ngay khi nhận có sự chênh lệch trong dòng điện. Nhờ vậy sẽ đảm bảo an toàn cho cả người dùng và thiết bị.

Tổng hợp: webdien.vn

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hotline: 0914338419 Hotline: 0973004898 Zalo 1: 0914338419 Zalo 2: 0973004898

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

popup

Số lượng:

Tổng tiền: